Đánh giá:
Tại sao cần phải thực hiện điều trị tủy răng? Đây là thắc mắc của nhiều bệnh nhân khi bị đau răng và đi khám nha khoa được chỉ định thực hiện kỹ thuật này. Được biết, các bệnh lý tủy răng là những bệnh thường gặp và chiếm tỷ lệ cao trong bệnh về răng miệng. Chúng gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe răng miệng và sức khỏe toàn thân. Nếu không điều trị tủy răng kịp thời và đúng cách có thể dẫn đến những biến chứng nặng nề, ảnh hưởng đến chức năng nhai lẫn thẩm mỹ. Vậy, tại sao cần điều trị tủy răng, quy trình thực hiện có đau không?
Tủy răng là mô liên kết đặc biệt, bao gồm mạch máu và thần kinh. Tủy răng nằm trong hốc tủy, được bao quanh bởi mô cứng của răng gồm men và ngà răng. Tủy răng đi vào từ phần đỉnh của chân răng.
Hốc tủy là mộc hốc ở giữa răng. Hốc ở phần thân răng được gọi là buồng tủy và tủy răng nằm trong đó được gọi là tủy buồng. Phần hốc ở chân răng được gọi là ống tủy và tủy răng nằm trong đó gọi là tủy chân. Mỗi một chân răng có thể có một hoặc nhiều ống tủy, nhiều ống tủy phụ. Hệ thống ống tủy là từ dùng để chỉ các ống tủy của một răng.
Bên cạnh đó, phần đỉnh của răng là nơi có mạch máu và thân kinh đi vào gọi là chóp răng (hay cuống răng). Tủy răng tham gia vào chức năng nuôi dưỡng, cảm giác và sửa chữa ngà răng.
Điều trị tủy răng là quá trình loại bỏ hết phần tủy của chiếc răng. Sau khi lấy hết mô tủy, nha sĩ sẽ tiến hành làm sạch, tạo dạng và hàn kim lại hệ thống tủy. Trước đây, những răng có bệnh lý về tủy đều phải nhổ bỏ. Hiện nay, việc điều trị tủy răng sẽ giúp bạn giữ được răng, tránh được biến chứng sau này cũng như giữ cho răng bền chắc hơn.
Vì tủy răng không có khả năng tự lành nên khi bị tấn công, tủy răng sẽ trở nên yếu đi, viêm nhiễm và chết. Nếu tủy răng vị viêm nhiễm không được điều trị, viêm nhiễm sẽ lan từ tủy răng xuống cuống răng gây nhiễm trùng cuống. Sau đó, nhiễm trùng lan rộng làm xương quanh răng bị viêm nhiễm, tiêu đi, răng lung lay. Từ đó dẫn đến nhiều hệ lụy nguy hiểm khác ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, sức khỏe cơ thể.
Ngoài viêm nhiễm, những cơn đau do tủy viêm thường dữ dội. Khi đó dù sử dụng thuốc giảm đau cũng không đỡ, khiến bạn không thể chịu đựng được và phải tìm đến sự hỗ trợ chuyên nghiệp từ nha sĩ ngay.
Điều trị tủy răng là điều cần thiết giúp bạn bảo vệ sức khỏe răng miệng, bảo vệ sức khỏe cơ thể. Việc nhổ bỏ răng sẽ để lại khoảng trống mất răng, gây khó chịu, ảnh hưởng chức năng nhai, thẩm mỹ và sinh hoạt. Hơn nữa, việc làm một chiếc răng giả đề bù vào răng đã mất đôi khi phức tạp, ảnh hưởng đến răng cũng như tổ chức xung quanh và khó có thể mang lại cảm giác như một chiếc răng thật.
Để có thể điều trị tuỷ răng đạt kết quả tốt nhất bạn cần nhận biết được các dấu hiệu cần điều trị tuỷ sớm. Các dấu hiệu đó bao gồm:
– Dấu hiệu rõ nhất cho thấy bạn cần điều trị tuỷ đó là đau răng thành từng cơn, cơn đau có thể nhẹ hoặc dữ dội và lan ra những cái răng xung quanh. Cơn đau xuất hiện tự nhiên hoặc khi có kích thích nóng, lạnh hoặc thay đổi áp suất. Thuốc giảm đau không giúp bạn nhiều hoặc hầu như không có tác dụng.
– Khi phát hiện răng bị nứt gãy, răng bị sâu nặng vào đến phần tủy gây đau hoặc răng bị chấn thương gây tổn thương tủy.
– Dấu hiệu tiếp theo là lợi ở vùng có răng bị sâu hoặc chấn thương bị sưng, có hoặc không có sưng mặt kèm theo.
– Có thể vùng lợi ở răng bị sâu hoặc chấn thương có nốt nổi lên như mụn, ấn vào thấy có dịch hoặc mủ vàng chảy ra. Trong trường hợp này bạn hoàn toàn không thấy đau răng.
– Sưng mặt, sưng lợi hay có nốt mụn ở lợi là dấu hiệu cho thấy vùng chóp răng đã bị nhiễm trùng do tủy răng chết mà không được chữa trị kịp thời. Lúc này nếu có chụp X – Quang răng, bác sĩ sẽ chỉ cho bạn thấy có vùng nhiễm trùng ở chóp răng. Vùng nhiễm trùng có thể chỉ ở tại chỗ hoặc đã lan rộng ra các vùng xung quanh.
Ngày nay, nhờ áp dụng các phương pháp điều trị và thiết bị hỗ trợ hiện đại tiên tiến nên việc lấy tủy răng diễn ra nhẹ nhàng. Do đó, bệnh nhân có thể yên tâm điều trị mà không cần lo lắng, e ngại.
Trong quá trình thực hiện lấy tủy răng, bác sĩ nha khoa sẽ tiêm thuốc gây tê cục bộ tại vùng răng lấy tủy của bệnh nhân nên sẽ không có cảm giác đau. Lấy tủy xong, người bệnh sẽ không còn chịu cảm giác đau đớn do tủy hỏng gây ra. Thực hiện lấy tủy xong, bác sĩ nha khoa sẽ kê đơn thuốc giúp giảm đau, ê buốt và chống viêm. Do đó, bạn có thể yên tâm không có bất kỳ vấn đề gì xảy ra.
– Bước 1: Thăm khám và kiểm tra tình trạng viêm tủy
– Bước 2: Vệ sinh răng miệng, tiến hành gây tê cục bộ
– Bước 3: Đặt đế cao su để đảm bảo cho khu vực xung quanh răng chuẩn bị lấy tủy luôn khô ráo, sạch sẽ
– Bước 4: Điều trị tủy răng. Quá trình này có thể gây đau nhẹ nhưng do có thuốc gây tê nên bạn vẫn cảm thấy thoải mái
– Bước 5: Trám bít ống tủy. Nếu bạn có yêu cầu thẩm mỹ cao, bạn có thể thực hiện bọc sứ cho răng đã điều trị diệt tủy
Răng sau khi đã điều trị tuỷ thường sẽ có rất nhiều thay đổi, và hiện tượng không còn chắc khỏe như ban đầu là điều không tránh khỏi. Do răng chỉ còn lại men răng và ngà răng, phần ngà răng sẽ không được liên tục tái tạo, lâu ngày sẽ dẫn đến một số hiện tượng như:
– Độ bền chắc của răng sẽ giảm dần: độ bền của răng sẽ giảm dần theo thời gian do nguồn nuôi dưỡng chủ yếu cho răng là tủy đã bị lấy hết.
– Răng của người điều trị tuỷ sẽ trở nên giòn và dễ vỡ: khi tủy răng không còn, ngà răng và men răng mất hẳn đi độ bền và sức dẻo dai, đàn hồi. Tủy răng giúp răng cảm nhận được nhiệt độ và lực tác động nhờ thế mới có những tương tác thích nghi tránh được tình trạng mẻ, vỡ bất thường. Và khi tủy răng đã mất đi, thì khả năng cảm nhận này sẽ không còn, từ đó răng sẽ không thích nghi được với tác động nhiệt và ngoại lực, vì thế mà răng dễ bị vỡ dọc hoặc gãy ngang thân răng.
– Sức nhai của răng giảm: do răng không còn bền chắc và không có tủy răng nên khi ăn bạn sẽ không cảm nhận được thức ăn. Răng không chỉ có độ chịu lực kém mà còn không nhận biết được tính chất của thức ăn để tạo lực nhai phù hợp. Đây cũng chính là nguyên nhân chính khiến cho răng dễ vỡ. Vì không cảm nhận được thức ăn nên răng không tạo được lực phù hợp khiến răng bị vỡ khi gặp thức ăn quá cứng hoặc quá dai.
– Răng sẽ bị mòn sau khi lấy tủy: tủy có vai trò tạo ngà răng liên tục để bồi đắp lại những tổn thương của răng do ăn nhai. Việc lấy tuỷ sẽ khiến ngà răng không còn được bồi đắp liên tục nữa nên theo thời gian và răng sẽ bị bào mòn dần theo thời gian.
– Ngoài ra, miếng trám trên răng lấy đi phần tủy lâu ngày sẽ bị bong tróc ra sẽ khiến cho các vi khuẩn tấn công, tạo ổ dịch làm hư tổn răng hoàn toàn. Trong trường hợp xấu nhất sẽ có thể bị lan sang những răng khỏe mạnh còn lại.
Đặc biệt, răng sau khi điều trị tủy có thể vẫn bị sâu do thức ăn và cặn bẩn giắt vào những lỗ trên mặt răng hay ở những chỗ khó làm sạch. Ngoài gây sâu răng, thức ăn phân hủy còn gây mùi hôi, cao răng và các bệnh lý răng miệng liên quan. Tuy nhiên nếu tìm hiểu các nha khoa uy tín và đưa ra các phương pháp phục hồi phù hợp bạn vẫn sẽ tránh được những hiện tượng sau khi điều trị tuỷ kể trên.
Nha Khoa An Tâm là một địa chỉ khám chữa các bệnh về nha khoa và thẩm mỹ nha khoa uy tín. Chúng tôi sở hữu đội ngũ chuyên gia, bác sĩ nha khoa trình độ chuyên môn giỏi, luôn quan tâm chăm sóc bệnh nhân như người thân trong gia đình. Cùng với đó là hệ thống trang thiết bị y tế tiên tiến, hiện đại luôn làm hài lòng khách hàng tới khám chữa bệnh tại đây. Do đó, khi bạn cần điều trị tủy răng, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ sớm nhất./.